Sử dụng trong phòng chống dịch hại sinh học Chrysopidae

Trong khi phụ thuộc vào loài và điều kiện môi trường, một số loài Chrysopidae sẽ chỉ ăn khoảng 150 con mồi trong toàn bộ cuộc đời của chúng, trong các trường hợp khác thì tới 100 con rệp sẽ bị ăn trong một tuần. Vì thế, ở một số quốc gia, hàng triệu con Chrysopidae phàm ăn này được nuôi để bán như là tác nhân kiểm soát sinh học chống lại côn trùng phá hoại và sâu bệnh trong lĩnh vực nông nghiệp và làm vườn. Thường được phân phối ở dạng trứng, vì như đã nói ở trên là chúng rất hung hăng và sẽ ăn thịt cả đồng loại trong những khu vực chật hẹp và mật độ cao nhiều con chen chúc. Hiệu suất của chúng không ổn định, do đó, có rất nhiều quan tâm trong nghiên cứu thêm để cải thiện việc sử dụng Chrysopidae trong vai trò của tác nhân kiểm soát dịch hại sinh học. Một vài loài của chi Chrysoperla cũng như loài Mallada signatus cho đến nay vẫn thu hút được nhiều sự quan tâm hơn cả [4].

Các nhà làm vườn có thể thu hút Chrysopidae và do đó đảm bảo nguồn cung cấp ấu trùng ổn định bằng cách sử dụng một số loại cây trồng xen canh và cỏ hữu ích nhất định. Chrysopidae thường bị thu hút chủ yếu bởi các loài hoa trong họ Cúc (Asteraceae) - ví dụ: cúc kim kê (Coreopsis), cúc vạn thọ (Cosmos), hướng dương (Helianthus) và bồ công anh (Taraxacum) - và Họ Hoa tán như thì là (Anethum) hoặc bạch chỉ (Angelica).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chrysopidae http://www.cirrusimage.com/neuroptera_green_lacewi... http://books.google.com/books?id=iIHSqAgnmUIC&prin... http://www.mapress.com/zootaxa/2007f/zt01486p084.p... http://insects.tamu.edu/research/neuropterida/neur... http://insects.tamu.edu/research/neuropterida/neur... http://www.gmo-safety.eu/news/582.maize-pollen-pos... http://www.helsinki.fi/~mhaaramo/metazoa/protostom... http://actazool.nhmus.hu/48Suppl2/newlacev.pdf http://vnexpress.net/gl/doi-song/cau-chuyen-cuoc-s... http://digitallibrary.amnh.org/dspace/bitstream/22...